Thời trang nhanh là gì? Lợi ích và Tác hại của Fast Fashion với thế giới
Thời trang nhanh là gì? là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi mới nghe đến thuật ngữ này. Vậy để giải thích cho khái niệm Thời trang nhanh là gì, lợi ích và các tác hại của thời trang nhanh (fast fashion) với thế giới ra sao? Hãy cùng Modanfit tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.
1. Thời trang nhanh là gì? Fast fashion là gì?
Thời trang nhanh là gì, lợi ích và các tác hại của thời trang nhanh (fast fashion) với thế giới ra sao?
1.1 Khái niệm thời trang nhanh là gì?
Thời trang nhanh (Fast fashion) hay còn gọi là Thời trang ăn liền. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những món đồ lấy ý tưởng từ các xu hướng thời trang mới nhất, được sản xuất rất nhanh để chuyển đến các cửa hàng và bán cho người tiêu dùng. Ngành thời trang này cho phép người tiêu dùng mua những thiết kế mới nổi bật, mới lạ theo xu hướng với giá cả phải chăng, hợp với túi tiền của phần đông mọi người.
Thời trang nhanh (Fast fashion) cho phép người tiêu dùng bình dân mua những thiết kế mới nổi bật, mới lạ theo xu hướng với giá cả phải chăng
Phương pháp sản xuất của Thời trang nhanh tập trung vào tiêu chí nhiều hơn, nhanh hơn. Do đó, những món đồ này thường có mức giá rẻ phù hợp với số đông mà vẫn kịp thời đáp ứng những xu hướng thời trang mới nhất. Đối tượng hướng đến của Fast Fashion là nhóm khách hàng trẻ tuổi và luôn có gu thời trang chạy theo “trend”.
Chính bởi đặc điểm này, Fast Fashion đang thách thức các ngành thời trang truyền thống với các bộ sưu tập và dòng sản phẩm mới được tung ra một cách có trật tự theo mùa. Trên thực tế, không có gì lấy làm lạ khi các thương hiệu Fast Fashion liên tục cho ra mắt những mẫu thiết kế mới, thậm chí là chỉ trong 1 tuần để bắt kịp xu hướng mới của thị trường.
Thời trang nhanh còn là thuật ngữ dùng để mô tả quần áo giá rẻ nhưng phong cách được thay đổi nhanh chóng
Để thời trang nhanh phát triển thì những đổi mới trong quản lý chuỗi cung ứng giữa các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và thương hiệu cũng là một yếu tố tiên quyết. Zara và H&M là hai “gã khổng lồ” trong ngành thời trang này của thế giới.
Bên cạnh đó còn có một số thương hiệu khá nổi tiếng khác như GAP, Topshop… Mặc dù mang đến không ít lợi ích cho thị trường, nhưng Fast Fashion cũng mang đến nhiều vấn đề về môi trường, sức khỏe,… mà chúng ta cũng nên cân nhắc.
Zara và H&M là hai “gã khổng lồ” trong lĩnh vực thời trang nhanh trên thế giới
1.2 Nguồn gốc Thời trang nhanh
Mua sắm quần áo đối với một số người tiêu dùng bình dân đôi khi là một điều xa xỉ. Họ thường sẽ tiết kiệm và dành dụm một số tiền nhất định để mua quần áo mới vào những thời điểm nhất định, quan trọng trong năm ví dụ như lễ tết, cưới hỏi, sinh nhật,….
Còn những người có điều kiện, yêu thích thời trang, có gu sành điệu, họ thường sẽ có được một bản xem trước các phong cách thời trang sắp có thông qua các buổi trình diễn thời trang, các sự kiện giới thiệu bộ sưu tập và dòng sản phẩm mới vài tháng trước khi chúng xuất hiện trong các cửa hàng.
Cuối những năm 1990 mua sắm quần áo dần trở thành một hình thức giải trí, một cách để thư giãn, xả stress
Tuy nhiên, điều này bắt đầu thay đổi vào cuối những năm 1990, khi mua sắm quần áo dần trở thành một hình thức giải trí. Mọi người bắt đầu chi tiêu tùy ý cho quần áo như một cách thư giãn, xả stress. Cùng với đó là sự thay đổi chóng mặt của các trend thời trang, dẫn đến sự hình thành các mẫu thiết kế hợp mốt được sản xuất hàng loạt với chi phí thấp.
Các mẫu này cho phép người tiêu dùng sở hữu những sản phẩm hệt như những thiết kế được trình diễn trên sàn catwalk hoặc một món đồ của người nổi tiếng nào đó với mức giá cực rẻ.
Những mẫu thời trang nhanh giá rẻ được sản xuất hàng loạt với chi phí thấp, cho phép người tiêu dùng sở hữu những sản phẩm hệt như những thiết kế được trình diễn trên sàn catwalk
Chính những đổi mới đó đã tạo nên ngành Fast Fashion phát triển như bây giờ. Chúng không đề cao một món đồ chất lượng, lâu bền mà mọi sản phẩm đều được sản xuất nhanh nhất, rẻ nhất, hợp mốt nhất, bất chấp chất lượng kém, lỗi, mặc vài lần là hỏng.
Bởi insight của một bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ là muốn được mặc những sản phẩm có thiết kế hệt như thời trang cao cấp. Và tất nhiên, họ cũng không có ý định mặc nhiều lần, thậm chí trong nhiều năm. Và đó là lý do Fast Fashion luôn được lòng của đại bộ phận người tiêu dùng.
Insight của một bộ phận người tiêu dùng là họ muốn được mặc những sản phẩm có thiết kế hệt như thời trang cao cấp với chi phí thấp
Thời trang nhanh tuân theo quy tắc quản lý danh mục, liên kết nhà sản xuất với người tiêu dùng cùng có lợi cho cả 2. Tốc độ phát triển của ngành đòi hỏi phải có sự hợp tác như vậy, bởi vì nhu cầu tinh chỉnh và tăng tốc các quy trình chuỗi cung ứng là điều tối quan trọng.
Các thương hiệu dẫn đầu xu hướng thời trang nhanh
Khi nói đến các thương hiệu lớn trong thị trường thời trang nhanh không thể bỏ qua những cái tên như: Zara, H&M Group, UNIQLO, GAP, Topshop, Esprit, Primark, Fashion Nova và New Look.
Nhiều thương hiệu vừa là nhà bán lẻ cũng vừa là nhà sản xuất. Nhưng trên thực tế, không ít trong số họ lại thường để việc sản xuất quần áo cho bên thứ ba đảm nhiệm.
Các thương hiệu dẫn đầu xu hướng thời trang nhanh
Ngoài ra, các thương hiệu thời trang truyền thống như Macy’s, J. C. Penney và Kohl’s ở Hoa Kỳ cũng đều có một mảng thời trang nhanh riêng. Đối với các thương hiệu thời trang được coi là “local brand”, độc quyền , họ đã chọn rút ngắn thời gian thiết kế và sản xuất để có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường hiện nay.
2. Lợi ích và tác hại của Thời trang nhanh?
2.1 Ưu điểm của thời trang nhanh là gì ?
Thời trang nhanh là một xu hướng mang đến nhiều lợi ích trong kinh doanh
Lợi ích đối với các tổ chức kinh doanh
Thời trang nhanh khuyến khích khách hàng chi nhiều tiền hơn. Nguyên nhân tạo nên thói quen mua sắm này là vì:
- Các sản phẩm đều chạy theo trend, hợp mốt nên đại bộ phận khách hàng đều mong muốn được sở hữu chúng.
- Vì xu hướng thời trang thay đổi liên tục, nên các nhà bán lẻ sẽ không bổ sung số lượng hàng hóa của 1 mặt hàng nếu nó đã hết. Thay vào đó, họ sẽ chọn cách thay thế các mặt hàng đã bán hết bằng các mặt hàng mới. Và người tiêu dùng thường sẽ phải liên tục chi tiền vì các món đồ đều hữu hạn, không có sẵn trong thời gian dài.
- Giá thành rẻ cũng là một lý do cho thói quen mua sắm quá đà. Chúng cũng chỉ được mặc 1-2 lần nên không tạo cảm giác lãng phí, tiếc nuối.
Thời trang nhanh mang đến lợi nhuận lớn cho nhà kinh doanh
Mang đến lợi nhuận lớn cho nhà kinh doanh
Tốc độ thay đổi, đổi mới của Fast Fashion có xu hướng giúp các nhà bán lẻ tránh bị giảm giá, dẫn đến giảm biên lợi nhuận, đặc biệt là khi một nhà sản xuất có thể bắt kịp xu hướng trước đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên nếu có bất kỳ tổn thất nào, thì các thương hiệu này có thể phục hồi nhanh chóng bằng cách tung ra một dòng quần áo, thiết kế hoặc sản phẩm mới, thu hút khách hàng hơn.
Ngay cả những người có điều kiện kinh tế khiêm tốn cũng có thể liên tục mua những bộ quần áo mới hợp thời, sở hữu những món đồ thú vị
Lợi ích về phía người tiêu dùng
Thời trang nhanh đã cho phép người tiêu dùng có thể sở hữu những món đồ thời trang mà họ yêu thích với mức giá phải chăng. Họ có thể sở hữu cả những sản phẩm có thiết kế mới lạ, sáng tạo và độc đáo trước đây chỉ có ở những thương hiệu thời trang hàng hiệu cao cấp.
Vì lý do đó, những người ủng hộ cho rằng ngành Fast Fashion đã có ảnh hưởng dân chủ hóa đến thời trang và xã hội. Ngay cả những người có điều kiện kinh tế khiêm tốn cũng có thể liên tục mua những bộ quần áo mới hợp thời, sở hữu những món đồ thú vị và liên tục thay đổi những bộ outfit mà họ yêu thích mỗi ngày.
2.2 Nhược điểm của thời trang nhanh
Mặc dù mang lại không ít lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp, nhưng ngành thời trang này cũng bị chỉ trích khá nhiều vì nó khuyến khích lối sống lãng phí. Chính vì vậy có một tên gọi khác cho ngành này là thời trang dùng một lần. Nhiều tín đồ Fast Fashion đặc biệt là những bạn trẻ, học sinh, sinh viên chưa có điều kiện kinh tế quá nhiều cũng thừa nhận rằng họ chỉ mặc đồ đã mua một hoặc hai lần là đã cảm thấy chán và không mặc lại nữa.
Thời trang nhanh cũng bị chỉ trích khá nhiều vì nó khuyến khích lối sống lãng phí
Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi liệu tâm lý dùng một lần như vậy có thực sự tốt cho nền kinh tế hay không: Nếu mua nhiều sản phẩm Thời trang nhanh, giá rẻ như vậy, cuối cùng người tiêu dùng sẽ phải trả giá cao hơn khi mua một vài chiếc đắt tiền nhưng lại dùng được lâu hơn.
Thời trang nhanh góp phần rất lớn trong việc gây ô nhiễm môi trường, lãng phí chất liệu
Ngành này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Các nhà phê bình cho rằng Fast Fashion góp phần rất lớn trong việc gây ô nhiễm môi trường, lãng phí chất liệu, do vật liệu rẻ tiền và phương pháp sản xuất mà nó sử dụng.
Các sản phẩm thường sẽ có chất lượng không tốt. Chúng sẽ bị xuống cấp nhanh chóng, nhưng lại không thể tái chế được, vì chủ yếu được làm từ chất liệu tổng hợp có nguồn gốc dầu mỏ (hơn 60%). Vì vậy, khi bị loại bỏ, chúng sẽ trở thành những bãi rác cực kỳ lớn, có thể tồn tại trong vài thập kỉ.
Thời trang nhanh được xây dựng dựa trên điều kiện làm việc tồi tệ, trả lương thấp và có các hành vi lạm dụng, bóc lột sức lao động
Hầu hết các thương hiệu kinh doanh Fast Fashion đều thuê ngoài sản xuất hàng hóa của họ. Thường là họ sẽ chọn các nhà sản xuất có trụ sở tại các nước đang phát triển và một số không quá khắt khe trong việc giám sát các nhà thầu phụ của họ, cũng như không minh bạch về chuỗi cung ứng. Điều đó dẫn đến việc không ít nơi sản xuất được xây dựng dựa trên điều kiện làm việc tồi tệ, trả lương thấp và có các hành vi lạm dụng, bóc lột sức lao động.
Các sản phẩm Thời trang nhanh được sản xuất ở nước ngoài cũng được coi là góp phần vào sự suy giảm trong ngành công nghiệp may mặc của Hoa Kỳ, nơi luật lao động và các quy định tại nơi làm việc mạnh hơn và tiền lương cũng tốt hơn.
Thời trang nhanh cũng bị chỉ trích nhiều vì lý do vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ
Vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ cũng là một tác hại của ngành Fast Fashion. Một số nhà thiết kế cáo buộc rằng thiết kế của họ đã bị sao chép bất hợp pháp và được sản xuất hàng loạt bởi các thương hiệu Fast Fashion.
Sau đây Modanfit sẽ chia sẻ đến bạn cái nhìn sâu hơn về một số thương hiệu đi đầu trong xu hướng này.
3. Một số thương hiệu Fast Fashion nổi tiếng
3.1. Zara
Các mặt hàng thời trang của Zara có thể đổi mới liên tục, các cửa hàng cũng thường xuyên được lên bộ sưu tập mới
Zara là chuỗi cửa hàng thời trang bán lẻ của Tây Ban Nha, và cũng là thương hiệu hàng đầu của tập đoàn dệt may khổng lồ Inditex nổi tiếng. Các nhà thiết kế của Zara có thể phác thảo một bản thiết kế và biến bản thiết kế này thành một sản phẩm hoàn chỉnh xuất hiện trên các kệ hàng trong cửa hàng chỉ trong vòng ít nhất bốn tuần.
Điều này đồng nghĩa với việc, các mặt hàng thời trang của Zara có thể đổi mới liên tục, các cửa hàng cũng thường xuyên được lên bộ sưu tập mới.
Tốc độ sản xuất của Zara có thể đạt đến mức hơn 10.000 chiếc hàng năm, so với mức trung bình của ngành là 2.000 đến 4.000 chiếc
Bí mật của Zara để đạt được doanh thu nhanh chóng này là công ty sở hữu một chuỗi cung ứng tương đối tối ưu. Hơn một nửa các nhà máy của Zara được đặt ở gần trụ sở công ty của thương hiệu này tại A Coruña, Tây Ban Nha — bao gồm các quốc gia như Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Maroc.
Thời gian quay vòng nhanh chóng của chuỗi cung ứng này hỗ trợ một chiến lược quan trọng khác của Zara: cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ lượng sản phẩm nhiều hơn, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Tốc độ sản xuất của Zara có thể đạt đến mức hơn 10.000 chiếc hàng năm, so với mức trung bình của ngành là 2.000 đến 4.000 chiếc.
Theo thống kế vào năm 2019, doanh thu ròng hàng năm của Zara (bao gồm cả Zara Home) là 19,5 tỷ euro (khoảng 22 tỷ đô la). Hệ thống công ty có tới 2.138 cửa hàng trên 96 quốc gia, tính đến giữa năm 2020, đồng thời hoạt động trực tuyến của thương hiệu thời trang này cũng hoạt động mạnh mẽ.
3.2. H&M
H&M là một thương hiệu thời trang bình dân nổi tiếng có trụ sở tại Thụy Điển (viết tắt của Hennes & Mauritz)
Được thành lập vào năm 1947, H&M là một thương hiệu thời trang bình dân nổi tiếng có trụ sở tại Thụy Điển (viết tắt của Hennes & Mauritz). Có thể nói H&M là một trong những công ty lâu đời nhất trong ngành thời trang. Tính đến năm 2019, H&M hoạt động mạnh mẽ tại 74 quốc gia với hơn 5.000 cửa hàng dưới tên các thương hiệu khác nhau. Ngoài H&M thì còn có COS với các sản phẩm cao cấp hơn một chút và Monki có những sản phẩm thời trang hướng đến giới trẻ nhiều hơn.
H&M là một nhà bán lẻ, bởi thương hiệu này không sở hữu bất kỳ nhà máy sản xuất nào mà phụ thuộc vào hơn 800 nhà cung cấp độc lập
H&M hoạt động như một cửa hàng bách hóa. Thương hiệu này không chỉ bán quần áo cho nam giới, phụ nữ và trẻ em mà còn bán thêm các sản phẩm mỹ phẩm và đồ nội thất gia đình. Chính xác hơn H&M là một nhà bán lẻ, bởi thương hiệu này không sở hữu bất kỳ nhà máy sản xuất nào mà phụ thuộc vào hơn 800 nhà cung cấp độc lập.
Họ được giám sát bởi 30 văn phòng sản xuất của thương hiệu nhằm theo dõi hàng tồn kho và có thể thu mua tất cả chúng. Các nhà máy cung cấp tại H&M có trụ sở trên khắp châu Âu và châu Á, nhiều nhất là tại các nước Campuchia và Bangladesh.
Doanh thu thuần hàng năm của H&M trong năm 2019 đạt khoảng 233 tỷ SEK (khoảng 24,8 tỷ USD)
Một phần trong chiến lược phát triển của H&M không phải chỉ cung cấp những sản phẩm may lại thiết kế của người khác mà còn có thêm những sáng tạo độc đáo, thông qua sự hợp tác của các nhà thiết kế được yêu thích như Alexander Wang và Giambattista Valli. Điển hình là vào đầu năm 2021, thương hiệu này đã tung ra bộ sưu tập do nhà thiết kế Simone Rocha thiết kế.